QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành Đề án Phát triển thị trường và doanh nghiệp
khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN-
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
Căn cứ Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 60/TTr-SKHCN ngày 25/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đã ký Phan Đình Phùng |
Chi tiết tập tin đề án: tải tập tin
Chi tiết chương trình: tải tập tin
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Phú Yên;
- Các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện dự án: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý khu kinh tế; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức tư vấn có liên quan.
- Năng suất: Là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra đó.
- Chất lượng: Là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.
- Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity: TFP): Là khái niệm về một biến số trong kinh tế học, giải thích việc các nhân tố đầu ra không phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào truyền thống như nhân công và nguồn vốn. Cụ thể TFP phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức - kinh nghiệm- kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. (Cách gọi khác của TFP là MFP – Multi factor productivity).
- ISO 9001 (International Organization for Standardization): Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
- ISO/IEC 17025: Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
- ISO 22000: Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.
- GMP (Good Manufacturing Practices): Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt
- OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series): Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
- ISO 31000: Hệ thống quản lý rủi ro, áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu xác định và kiểm soát các tác động nhằm hạn chế xảy ra rủi ro đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…
- ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường nhằm đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức, giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.
7.2. Các mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng
- 5S: Là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm tạo nên và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc.
- Kaizen: Là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
- SPC (Statistical Process Control): Phương pháp kiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ. Đó là một tập hợp những phương pháp sử dụng công cụ thống kê như giá trị trung bình, độ dao động và những công cụ khác để nhận diện mức độ được quan sát của các quá trình.
- KPI (Key Performance Indicator): Chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
-TPM (Total Productive Maintenaince): Duy trì năng suất tổng thể.
Việc thực hiện TPM nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.
- Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng): Là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược. Được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.
- CRM (Customer Relationship Management): Quản lý quan hệ khách hàng, là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc…nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Lean Six Sigma: Mô hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa phương pháp sản xuất tinh gọn và phương pháp quản lý nhằm cải thiện các quy trình sao cho các vấn đề khuyết tật và lỗi không xảy ra.
Để xem chi tiết đề án, vui lòng tải về tập tin: tập tin đề án